Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là bệnh tương đối phổ biến và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn rất dễ bị nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ sau này, gây tốn kém, mệt mỏi cho gia đình và cả xã hội.
Chính vì vậy, việc nắm vững các kiến thức để nhận biết được dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cũng như cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết, đặc biệt là với các bậc cha mẹ. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tự trang bị những thông tin hữu ích nhằm phòng ngừa, phát hiện và biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao.
Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường thể hiện rõ nhất thông qua biểu hiện bên ngoài như mệt mỏi, biếng ăn, nằm li bì, quấy khóc, đi vệ sinh nhiều lần và màu, mùi của phân. Trẻ sơ sinh tiêu chảy sẽ đi vệ sinh ra phân lỏng, nhớt, có màu vàng hoặc xanh, tối hơn bình thường, có mùi hôi tanh, thậm chí có thể kèm máu, chất nhầy. Một số trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt thì phân nhầy nát, có hiện tượng sủi bọt.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ bị mất nước theo cấp độ từ nhẹ đến nặng với các biểu hiện cụ thể sau:
- Mất nước dạng nhẹ: Mắt của bé khô, khi quấy khóc chảy rất ít nước mắt hoặc thậm chí không có nước mắt, khô miệng. Bé tiểu ít hơn bình thường, nếu quấn tã khi kiểm tra sẽ thấy tã ít ướt hơn mọi khi. Bé cũng mệt mỏi, dễ cáu gắt, dễ khóc hơn
- Mất nước mức độ vừa : Mắt bị trũng xuống, lờ đờ hoặc li bì, khi sờ vào thấy da bé khô, kém đàn hồi. Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy thì bú ít hơn, thậm chí bỏ bú.
- Mất nước dạng nặng: Trẻ nhũ nhi có hiện tượng thóp trũng, không đi tiểu trong vòng 6 giờ. Nếu căng nhẹ vùng da bất kỳ trên người bé rồi thả ra thì không thể trở về hình dạng ban đầu do mất khả năng đàn hồi. Mắt bé rất lờ đờ, li bì hoặc thậm chí bất tỉnh, hôn mê, kiểm tra mạch thấy mạch nhanh nhẹ hoặc không bắt được, huyết áp bị tụt hoặc không thể đo được.
Ngoài ra, cha mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy qua một số biểu hiện khác như: nôn, ói thức ăn, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật.
Tìm hiểu: Trẻ bị tiêu chảy cấp
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻ
Có rất nhiều tác nhân ở trong lẫn ngoài cơ thể có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
- Do vi sinh vật: Một số loại virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella, nấm hay ký sinh trùng như giardia có thể xâm nhập vào cơ thể bé, gây nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Các vi sinh vật này có thể dễ dàng lây lan trong nhà trẻ khi các bé tiếp xúc với nhau hoặc chơi đồ chơi chung. Ngoài ra, người lớn nếu đang bị tiêu chảy nhưng vệ sinh không cẩn thận cũng rất dễ lây cho trẻ.
- Thay đổi thức ăn: Nếu trong bữa ăn hằng ngày của bé có sự thay đổi có thể tác động và làm kích thích nhu động ruột và dẫn đến tiêu chảy. Nhất là khi trong chế độ ăn có thêm sự xuất hiện của sữa, thực phẩm nhiều gluten (bánh mì, lúa mì), đậu phộng và động vật có vỏ như tôm, cua có thể gây dị ứng, tiêu chảy.
- Chế độ ăn uống của mẹ: Một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng ở trẻ bú sữa mẹ như: sữa bò, sôcôla, đồ uống có gas, thức ăn cay và cafein.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nếu trẻ uống thuốc như kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và đi vệ sinh ra phân lỏng.
- Do bệnh: Một số bệnh lý như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích có thể gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
- Mọc răng: Thực chất, việc mọc răng không phải là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi đó, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu “ngứa răng” và thường bỏ các đồ vật vào miệng. Khi đó, các vi khuẩn, vi trùng,…trên các vật dụng có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra tiêu chảy.
Điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bằng thuốc
Có nhiều cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh như bổ sung dung dịch điện giải như Oresol, nước muối đường, cháo muối hoặc các loại thuốc Tây y. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao việc sử dụng các sản phẩm nấm men vi sinh saccharomyces boulardii trong việc trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.
Saccharomyces boulardii là loại ấm men vi sinh sống kháng nhiệt không gây bệnh, chịu được nhiều mức độ pH khác nhau trong dạ dày và đề kháng được với kháng sinh, do đó có thể sử dụng cùng lúc với các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh khác.
Sản phẩm có tác dụng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, nấm men vi sinh saccharomyces boulardii còn tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc ruột, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại, nội độc tố và đặc biệt là an toàn với sức khỏe trẻ nhỏ.
Các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm với cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng nấm men vi sinh saccharomyces boulardii. Sản phẩm đã có mặt ở hầu hết các quầy thuốc, bệnh viện trên khắp cả nước.
Cách sử dụng và liều dùng: Mỗi lần 1 viên, 1-2 lần/ngày. Nếu trẻ nhỏ không thể nuốt viên nang thì bạn có thể hòa bột thuốc bên trong vào ly nước/ sữa/ nước trái cây và cho bé uống (nước không quá lạnh hoặc quá nóng trên 50 độ C).
Ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như thế nào? Để có thể phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Thực phẩm mẹ ăn trong thời gian cho con bú: Như đã phân tích, chế độ ăn uống của người mẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé trong thời kỳ cho con bú. Nếu bạn không biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì thì tốt nhất hãy ăn chín uống sôi, bổ sung đầy đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng và hạn chế những thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, gluten,…
- Thay tã thường xuyên cho bé: Hãy thay tã cho trẻ thường xuyên, làm sạch bằng nước và hạn chế dùng khăn lau cho bé khi bị tiêu chảy và sử dụng kem chống hăm.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe bé thường xuyên, hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bệnh.
Trên đây là bài viết cung cấp những kiến thức cần thiết về dấu hiệu và cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Hãy xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh để phòng ngừa tốt chứng tiêu chảy.
Nguồn tham khảo:
Appearance, Causes, and Treatment of Baby Diarrhea
https://www.verywellfamily.com/diarrhea-in-the-breastfed-baby-431632
Prebiotic là gì? Bổ sung ngay 14 loại thực phẩm chứa prebiotic dồi dào
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
Viêm ruột ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
Lưu ngay bí quyết 7 cách chữa đau bụng tại nhà
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
Người bị co thắt đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
Đau bụng quanh rốn ở trẻ có thể là dấu hiệu của vấn đề gì?
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
Ăn vào là đau bụng nguyên nhân đến từ đâu?
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
Trẻ bị đau bụng: Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, mẹ không nên xem nhẹ
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
Đau bụng khi mang thai: Mẹ bầu cần hiểu rõ để chăm sóc thai kỳ tốt hơn
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
11 cách giúp cải thiện hệ tiêu hóa tự nhiên tại nhà
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều
Đau bụng và buồn nôn có phải triệu chứng của loét dạ dày?
Nội Dung Bài ViếtNhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảyNguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy của trẻĐiều