Mách mẹ dấu hiệu trẻ bị mất nước do tiêu chảy và cách điều trị
Khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể trẻ có thể bị mất một lượng lớn muối và nước, gây ra tình trạng mất nước. Khi đó, cơ thể và các hoạt động trao đổi chất không thể hoạt động bình thường, từ đó, dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ nhận ra những dấu hiệu mất nước ở trẻ do tiêu chảy và những biện pháp có thể chăm sóc, bù nước cho trẻ tại nhà.
I. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị mất nước vì tỷ lệ trao đổi chất ở trẻ cao nhưng không đủ khả năng cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhất là khi trẻ đang trong tình trạng tiêu chảy. Mẹ nhớ để ý những dấu hiệu mất nước sau đây:
- Miệng khô hoặc dính
- Ngủ li bì và khó đánh thức
- Khi trẻ khóc sẽ không có hoặc có rất ít nước mắt
- Đôi mắt trũng sâu
- Đối với trẻ sơ sinh, hóp lõm hơn bình thường
- Đi tiểu ít hơn hoặc tã khô hơn bình thường
- Da khô
- Trẻ bị kích thích, vật vã
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dựa vào bảng dưới đây để xác định tình trạng trẻ bị mất nước đang ở giai đoạn nào nhé!
Mất nước | Nhẹ (3-5%) | Trung bình (6-10%) | Nặng (>10%) |
Tinh thần | Bình thường | Bơ phờ, cáu kỉnh | Hơi hôn mê |
Nhịp tim | Bình thường | Tăng lên | Tăng lên |
Hô hấp | Bình thường | Thở nhanh | Thở nhanh và sâu |
Mắt | Bình thường | Mắt hơi trũng | Ít hoặc không chảy nước mắt |
Lượng nước tiểu | Giảm dần | Giảm nhiều | Ít nước tiểu |
II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị mất nước do tiêu chảy?
1. Bù nước và chất điện giải đầy đủ cho trẻ
Dung dịch bù nước hay chất điện giải là một hỗn hợp nước, muối và đường với liều lượng cụ thể. Những dung dịch này có thể được hấp thụ ngay cả khi con bạn bị tiêu chảy nên sẽ giữ cho trẻ đủ nước dù tình trạng tiêu chảy nặng. Mẹ có thể tìm thấy những dung dịch bù nước ở dạng sản phẩm pha sẵn và dạng hỗn hợp bột pha được bày bán ở các nhà thuốc để bổ sung khi trẻ mất nước.
Đối với những trường hợp mất nước nhẹ và trung bình, mẹ nên bổ sung chất điện giải cho trẻ trong bốn giờ đầu sau khi bị tiêu chảy với liều lượng như bảng bên dưới:
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi | 30 đến 90 mL (1 đến 3 oz.) Mỗi giờ |
Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi | 90 đến 125 mL (3 đến 4 oz.) Mỗi giờ |
Trên 2 tuổi Ít nhất | 125 đến 250 mL (4 đến 8 oz.) Mỗi giờ |
Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ uống dung dịch bù nước một lần mà hãy chia nhỏ thành nhiều muỗng cà phê (5 – 10ml) và uống cách nhau vài phút. Việc phân ra thành nhiều lần uống như vậy có thể giúp trẻ dễ dàng hấp thu được chất điện giải và hạn chế tình trạng nôn ói ở trẻ.
Bên cạnh sử dụng chất điện giải, mẹ cũng nên lưu ý là không để trẻ sử dụng nước ngọt có ga, bia, gừng, trà, nước hoa quả vì những loại nước này thường không cung cấp đủ lượng đường và muối thích hợp, dẫn đến tình trạng tiêu chảy và mất nước nặng hơn.
Đối với những trường hợp mất nước nặng, sau khi đã bù chất điện giải mà tình trạng tiêu chảy và mất nước không thuyên giảm (thông thường khoảng 4 đến 24 giờ sau khi bắt đầu phát bệnh), mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ.
2. Sử dụng viên uống men vi sinh
Song song với việc bù nước bằng chất điện giải, mẹ có thể cho trẻ sử dụng viên uống men vi sinh để điều trị tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng Saccharomyces boulardii an toàn khi sử dụng cho trẻ dưới hai tuổi và được Hội khoa Nhi Việt Nam khuyến cáo sử dụng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ.
Saccharomyces boulardii là một chủng nấm men vi sinh mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Việc sử dụng loại nấm men này có thể giúp chống lại các sinh vật gây bệnh trong đường ruột như vi khuẩn, vi rút. Một số đặc điểm nổi trội của Saccharomyces boulardii có thể kể đến như:
- Nấm men sống kháng nhiệt không gây bệnh
- 10 lần lớn hơn vi khuẩn
- Kháng với nhiều mức độ pH khác nhau
- Tăng trưởng lý tưởng ở 37°C
- Đề kháng với kháng sinh
Vậy nên, khi trẻ bị tiêu chảy bên cạnh việc bù nước các mẹ có thể bổ sung thêm các dạng chế phẩm sinh học nấm men vi sinh để trẻ mau khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể về liều lượng cũng như cách sử dụng trước khi cho trẻ điều trị tiêu chảy bằng nấm men vi sinh nhé.
Top tìm kiếm: bé bị tiêu chảy uống thuốc gì, thuốc cầm tiêu chảy, cách chữa tiêu chảy tại nhà, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nguồn tham khảo
Dehydration and diarrhea in children: Prevention and treatment
https://www.caringforkids.cps.ca/handouts/dehydration_and_diarrhea
Pediatric Dehydration
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK436022/
Probiotics for Diarrhea: Benefits, Types, and Side Effects
https://www.healthline.com/nutrition/probiotics-for-diarrhea
Prebiotic là gì? Bổ sung ngay 14 loại thực phẩm chứa prebiotic dồi dào
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
Viêm ruột ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
Lưu ngay bí quyết 7 cách chữa đau bụng tại nhà
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
Người bị co thắt đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
Đau bụng quanh rốn ở trẻ có thể là dấu hiệu của vấn đề gì?
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
Ăn vào là đau bụng nguyên nhân đến từ đâu?
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
Trẻ bị đau bụng: Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, mẹ không nên xem nhẹ
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
Đau bụng khi mang thai: Mẹ bầu cần hiểu rõ để chăm sóc thai kỳ tốt hơn
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
11 cách giúp cải thiện hệ tiêu hóa tự nhiên tại nhà
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị
Đau bụng và buồn nôn có phải triệu chứng của loét dạ dày?
Nội Dung Bài ViếtI. Triệu chứng mất nước do tiêu chảy ở trẻ II. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị