Tổng hợp các thông tin bạn cần biết về Viêm trực tràng
Viêm trực tràng hay viêm niêm mạc trực tràng là tình trạng phổ biến, do nguyên nhân gây ra và có thể dẫn đến viêm trực tràng cấp tính hay viêm trực tràng mãn tính. Vậy viêm trực tràng là gì? Viêm trực tràng có nguy hiểm không? Dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm trực tràng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả những thông tin về bệnh viêm trực tràng.
Viêm trực tràng là gì?
Trực tràng là một đoạn cơ trơn ở phần cuối của đại tràng, nơi mà chất thải sẽ đi qua trước khi thoát ra ngoài bằng đường hậu môn. Viêm trực tràng là tình trạng mô niêm mạc trực tràng bị viêm, gây đau và khó chịu, tạo cảm giác muốn đi đại tiện liên tục.
Một vài nguyên nhân gây viêm trực tràng như sau:
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) nhất là quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm trực tràng gồm bệnh lậu, mụn rộp sinh dục và chlamydia.
- Nhiễm trùng do thực phẩm như nhiễm khuẩn salmonella, shigella và campylobacter
- Nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium Difficile xảy ra sau khi điều trị kháng sinh
- Biến chứng do xạ trị ung thư buồng trứng, hậu môn, trực tràng hoặc tuyến tiền liệt
- Bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường sẽ phụ thuộc vào những nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, dù mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng viêm trực tràng cấp tính hay mãn tính thì cũng nên được điều trị, phòng ngừa những biến chứng về sau.
Dấu hiệu viêm trực tràng
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm trực tràng như sau:
- Cảm giác muốn đi vệ sinh thường xuyên, liên tục. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng này.
- Máu trong phân hoặc chảy máu từ hậu môn
- Đau ở trực tràng, bụng hoặc hậu môn
- Đau khi đi tiêu
- Tiết dịch hoặc chất nhầy ở hậu môn
- Tiêu chảy hoặc táo bón
Xem ngay: Viêm trực tràng nên ăn gì và không ăn gì
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
1. Phương pháp chẩn đoán
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm trực tràng thường phụ thuộc vào các dấu hiệu và thời gian xảy ra những dấu hiệu này. Nhìn chung, có vài phương pháp thường dùng để chẩn đoán tình trạng viêm trực tràng như:
- Xét nghiệm máu: Dùng để chẩn đoán là tình trạng thiếu máu hay nhiễm trùng.
- Xét nghiệm phân: Dùng để xác định xem tình trạng viêm trực tràng có phải do vi khuẩn gây ra hay không.
- Nội soi trực tràng hoặc toàn bộ đại tràng: Dùng để kiểm tra sâu hơn tình trạng bị viêm, nghi ngờ có biến chứng hoặc xác định có phải do tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính hay không. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô nhỏ để đi phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục: Các xét nghiệm này thường sẽ lấy mẫu dịch tiết từ trực tràng hoặc từ niệu đạo.
Việc chẩn đoán qua nhiều phương pháp thường sẽ mất nhiều thời gian nhưng lại giúp cho việc điều trị chính xác hơn do đã xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh.
2. Phương pháp điều trị
Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh nhưng mục tiêu chung vẫn là giảm đau, giảm viêm hoặc nhiễm trùng. Sau đây là các phương pháp dùng để điều trị viêm trực tràng:
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc chống viêm (corticosteroid), thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm điều trị dứt điểm bệnh STI và các bệnh nhiễm trùng khác hoặc thuốc ức chế miễn dịch sinh học để điều trị các triệu chứng của bệnh Crohn và các bệnh tự miễn khác.
- Phẫu thuật: Nếu như các tình trạng viêm ruột vẫn tiếp diễn và không thể kiểm soát, phẫu thuật thường được dùng để cắt bỏ một phần đường tiêu hóa bị hư hại
Cách phòng ngừa viêm trực tràng
Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị trên thì điều chỉnh lối sống cũng có thể được sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh hoặc phòng ngừa bệnh viêm trực tràng.
1. Thay đổi chế độ ăn uống
- Chế độ ăn uống nhẹ nhàng với các bữa ăn hằng ngày được chia nhỏ thành bốn hoặc sau bữa.
- Hạn chế sử dụng nhiều muối và dầu mỡ bằng cách sử dụng các phương pháp nấu đơn giản như luộc, nướng, hấp có thể giúp giảm đáng kể các cơn đau do viêm trực tràng gây ra
- Uống nhiều nước nhưng hạn chế các thức uống có chứa caffeine, cồn vì nó sẽ làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn, gây kích ứng với hệ tiêu hóa
2. Quan hệ tình dục an toàn
- Không quan hệ với nhiều người
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Không quan hệ tình dục với bất kỳ ai có vết loét hoặc chảy dịch bất thường ở vùng hậu môn
3. Sử dụng nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii
Nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, từ đó, có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh viêm trực tràng như nhiễm trùng hay tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh.
Bên cạnh đó, nấm men vi sinh còn có tác dụng tăng cường hoạt động của men tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa khỏe hơn. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii là dạng nấm men duy nhất trong số những men vi sinh có lợi cho sức khỏe bên cạnh các lợi khuẩn khác nên cực kỳ thân thiện với đường ruột và an toàn khi sử dụng.
Nguồn tham khảo
What Is Proctitis?
Ngày truy cập: 28/12/2020
https://www.healthline.com/health/proctitis
What to know about proctitis
Ngày truy cập: 28/12/2020
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327133
Proctitis
Ngày truy cập: 28/12/2020
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/proctitis/diagnosis-treatment/drc-20376938
Rectal Problems
Ngày truy cập: 28/12/2020
Ngộ độc thực phẩm: Dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa
Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề khá phổ biến ở nước ta. Theo thống kê của Cục An
Bật mí 5 bí quyết trị tiêu chảy cho bé khi đi du lịch
Trẻ em bị tiêu chảy khi đi du lịch là vấn đề thường gặp ở nhiều gia đình, nhất là
Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng
Đau bụng thượng vị: Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào?
Đau bụng vùng thượng vị là tình trạng xuất hiện những cơn đau hay cảm giác khó chịu ở vị
Top 9 liệu pháp tự nhiên giúp giảm đau bụng dưới
Đau bụng dưới âm ỉ hay đau bụng dưới rốn là triệu chứng khá phổ biến xảy ra ở cả
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?
Ruột kích thích (còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là hội chứng không có tổn thương thực thể
Điểm danh 7 triệu chứng ruột kích thích thường gặp
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa khá phổ biến. Việc tìm hiểu
Tổng hợp các thông tin bạn cần biết về Viêm trực tràng
Viêm trực tràng hay viêm niêm mạc trực tràng là tình trạng phổ biến, do nguyên nhân gây ra và
Viêm trực tràng nên ăn và kiêng ăn gì?
Viêm trực tràng là tình trạng viêm ở mô niêm mạc trực tràng, có thể gây đau, tiêu chảy, chảy
Mẹ nên làm gì khi loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài?
Loạn khuẩn đường ruột ngày càng phổ biến ở trẻ em, nhất là loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ