Men tiêu hóa và men vi sinh có gì khác biệt?
Men tiêu hóa và men vi sinh là những loại chế phẩm quen thuộc và cần thiết để hỗ trợ cho hệ đường ruột chúng ta. Không khó để bắt gặp tên các loại men vi sinh hoặc men tiêu hóa hoặc cả hai trong những đơn thuốc điều trị rối loạn đường ruột. Nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu hết về nó chưa hay liệu bạn có nhầm lẫn chúng là một? Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về 2 loại chế phẩm này.
Sự khác biệt giữa men vi sinh và men tiêu hóa
Chúng ta vẫn thường nhắc đến cụm từ “men tiêu hóa” và “men vi sinh”, nhưng liệu đã thật sự hiểu rõ về nó? Trên thực tế, nhiều người bị nhầm lẫn 2 loại men này và xem chúng là một. Xét về cơ bản, cả 2 đều hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhưng chức năng của chúng đối với cơ thể lại không giống nhau.
Men tiêu hóa (enzyme hay digestive enzymes) là các phân tử bản chất là protein, do cơ thể tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Trong men tiêu hóa chứa những loại enzyme tiêu hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa đường ruột. Thực phẩm sau khi được các enzyme cắt nhỏ thành các phân tử nhỏ sẽ được hấp thu vào máu.
Khác với men tiêu hóa, men vi sinh (hay còn gọi là probiotic) là những loại vi sinh vật sống có lợi. Khi được bổ sung vào đường tiêu hóa, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để duy trì hoạt động hiệu quả.
Tác dụng của men tiêu hóa và men vi sinh
Như vậy, men tiêu hóa và men vi sinh thực chất là hai loại hoàn toàn khác nhau tạo nên những tác động khác nhau trong cơ thể. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau đó là gì ngay sau đây!
Tác dụng của men tiêu hóa
Men tiêu hóa giúp phân giải các loại thực phẩm ăn vào tới thành phần cuối cùng mà cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng. Men tiêu hóa bao gồm 3 nhóm chính:
- Lipase: Hoạt động với gan mật để phân giải chất béo (mỡ, dầu, triglyceride,…) thành các acid béo và glycerol. Nếu không đủ lipase có thể gây thiếu các vitamin tan trong chất béo như A, D, K và E.
- Amylase: Phá vỡ carbohydrate hoặc tinh bột thành các phân tử đường glucose. Không đủ Amylase có thể dẫn đến tiêu chảy.
- Protease: Phân giải protein (thịt, cá…) thành các acid amin. Nó cũng giúp ngăn vi khuẩn, nấm men,… ra khỏi ruột. Sự thiếu hụt protease có thể dẫn đến dị ứng hoặc nhiễm độc trong ruột.
Trong một số trường hợp trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu kém, hoặc do hệ tiêu hóa còn non yếu… có thể dẫn đến tình trạng thiếu enzyme tiêu hóa này ở trẻ nhỏ. Khi đó, việc bổ sung men tiêu hóa là thật sự cần thiết.
Tác dụng của men vi sinh
Có 2 loại: Vi khuẩn và nấm men
- Vi khuẩn phổ biến là loại sinh acid lactic: Lactobacillus, Bifidobacterium, Streptococcus. Ngoài ra: Escherichia coli, Streptococcus sp, Enterococcus sp, Bacteroides sp, Bacillus sp, Propionibacterium sp.
- Nấm men: Saccharomyces boulardii
Men vi sinh có nhiều tác dụng trong cơ thể và hoạt động theo những cách khác nhau:
- Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
- Giúp tăng sức đề kháng: Men vi sinh sẽ kích thích “hàng rào miễn dịch” của cơ thể, đồng thời loại bỏ, ngăn cản các loại vi khuẩn có hại, từ đó giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
- Sản xuất các chất có tác dụng mong muốn: Bên cạnh việc giúp cải thiện sự hấp thụ vitamin và khoáng chất, men vi sinh thậm chí có thể sản xuất vitamin B và một số loại vitamin phức tạp.
Men tiêu hóa và men vi sinh nên được dùng như thế nào?
Việc nhầm lẫn men tiêu hóa và men vi sinh thường dẫn đến khả năng sử dụng sai, khiến hệ tiêu hóa bị tác động theo chiều hướng xấu hơn. Vì vậy, cần phải hiểu được khi nào nên dùng và khi nào không nên dùng mỗi loại, điều này sẽ giúp bạn phát huy hết công năng của chúng đối cho cơ thể.
1. Khi nào nên dùng men tiêu hóa?
Men tiêu hóa chỉ phát huy đúng tác dụng khi sử dụng đúng người, đúng thời điểm. Sau đây là các đối tượng nên dùng men tiêu hóa:
- Người bị rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ khó ăn, khó hấp thu dưỡng chất.
- Người già chức năng tiêu hóa và hấp thu kém.
- Người bệnh mới ốm dậy hoặc sau điều trị ngoại khoa.
- Người mắc bệnh lý đường tiêu hóa hoặc bị tác dụng phụ của thuốc điều trị gây bệnh lý đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý không dùng men tiêu hóa lúc đói để gây kích thích ảnh hưởng đến dạ dày. Tốt nhất bạn chỉ nên uống sau khi ăn 1 giờ để giúp các enzyme thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Đặc biệt, các mẹ lưu ý không cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi dùng men tiêu hóa vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện.
2. Vậy men vi sinh được dùng như thế nào?
Tương tự như men tiêu hóa, men vi sinh cũng cần được sử dụng đúng đối tượng vào thời điểm thích hợp thì mới phát huy hiệu quả công dụng của mình. Sau đây là những đối tượng phù hợp để sử dụng men vi sinh:
- Người mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột (do dùng lâu dài thuốc kháng sinh) thường gặp phải tình trạng như tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng,..
- Người bị nhiễm khuẩn đường ruột (làm tăng hại khuẩn, giảm lợi khuẩn).
Ngược lại với men tiêu hóa, bạn chỉ nên uống men vi sinh trước khi ăn 30 phút. Trong trường hợp đang kết hợp dùng thuốc kháng sinh, bạn lưu ý phải uống cách thời điểm uống kháng sinh 2 giờ, để tránh các vi sinh vật bị kháng sinh tiêu diệt. Đặc biệt, dạng nấm men Saccharomyces boulardii là men vi sinh duy nhất có thể uống cùng với kháng sinh mà không ảnh hưởng đến hiệu quả.
Xem thêm: Các vấn đề thường gặp khi sử dụng thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa
Có thể dùng chung men tiêu hóa và men vi sinh không?
Men tiêu hóa và men vi sinh là 2 loại khác nhau và chúng có các nhiệm vụ khác nhau (để cùng thực hiện một chức năng là hỗ trợ hệ tiêu hóa đường ruột). Do đó, việc kết hợp chúng lại là điều hoàn toàn có thể.
Tuy nhiên, nếu như men vi sinh có thể dùng hằng ngày thì men tiêu hóa lại phải dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”. Một số trường hợp chỉ cần sử dụng một loại men tiêu hóa chuyên biệt thay vì cả hệ men gồm nhiều loại khác nhau. Đa số trường hợp chỉ cần dùng men tiêu hóa trong một thời gian ngắn, ngược lại có những người phải dùng men tiêu hóa hỗ trợ thay thế do một số cơ quan bị hư tổn suốt đời.
Nếu bạn tự ý sử dụng không theo y lệnh bác sĩ hoặc lạm dụng các loại men trong thời gian dài, chúng không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Chính vì thế, chúng ta nên sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc liệu rằng nếu dùng nhiều thì cơ thể có phụ thuộc hoàn toàn vào men tiêu hóa hay không? Câu trả lời là chỉ trường hợp duy nhất khiến cơ thể phụ thuộc vào một loại men tiêu hóa là do cơ thể không sản xuất đủ hoặc khiếm khuyết một loại enzyme tiêu hóa nào đó như bệnh Crohn, viêm tụy cấp và mãn tính, ung thư tuyến tụy, cắt bỏ túi mật). Lúc này, người bệnh bắt buộc phải dùng men tiêu hóa để thay thế.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có những thông tin nhất định về men vi sinh và men tiêu hóa. Dù bản chất và cách thức hoạt động khác nhau nhưng chúng đều cùng hướng tới một mục tiêu chung, đó là hỗ trợ hệ tiêu hóa được hoạt động ổn định.
Nguồn tham khảo:
DIGESTIVE ENZYMES VS PROBIOTICS: WHAT YOU NEED TO KNOW
Ngày truy cập: 23/12/2020
https://drianstern.com/blogs/learn/probiotics-vs-enzymes
Ngộ độc thực phẩm: Dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa
Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề khá phổ biến ở nước ta. Theo thống kê của Cục An
Bật mí 5 bí quyết trị tiêu chảy cho bé khi đi du lịch
Trẻ em bị tiêu chảy khi đi du lịch là vấn đề thường gặp ở nhiều gia đình, nhất là
Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo cho bé bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng
Đau bụng thượng vị: Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào?
Đau bụng vùng thượng vị là tình trạng xuất hiện những cơn đau hay cảm giác khó chịu ở vị
Top 9 liệu pháp tự nhiên giúp giảm đau bụng dưới
Đau bụng dưới âm ỉ hay đau bụng dưới rốn là triệu chứng khá phổ biến xảy ra ở cả
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?
Ruột kích thích (còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là hội chứng không có tổn thương thực thể
Điểm danh 7 triệu chứng ruột kích thích thường gặp
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa khá phổ biến. Việc tìm hiểu
Tổng hợp các thông tin bạn cần biết về Viêm trực tràng
Viêm trực tràng hay viêm niêm mạc trực tràng là tình trạng phổ biến, do nguyên nhân gây ra và
Viêm trực tràng nên ăn và kiêng ăn gì?
Viêm trực tràng là tình trạng viêm ở mô niêm mạc trực tràng, có thể gây đau, tiêu chảy, chảy
Mẹ nên làm gì khi loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh kéo dài?
Loạn khuẩn đường ruột ngày càng phổ biến ở trẻ em, nhất là loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ