Loạn khuẩn đường ruột những điều bạn cần biết
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng phổ biến trong đời sống hiện đại. Việc hiểu, nắm bắt nguyên nhân và giải pháp sẽ giúp mọi người tránh được những mệt mỏi không mong muốn và duy trì một đường ruột khỏe mạnh.
Loạn khuẩn đường ruột thường xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Phần lớn, người bị loạn khuẩn đường ruột thường kém phát triển về thể chất và trí tuệ nhưng họ lại không nắm rõ nguyên nhân. Một số khác, họ phớt lờ và xem nhẹ trước những tác động âm thầm của nó. Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề này, đừng bỏ qua bài viết sau đây với những thông tin cần biết hữu ích.
1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?
Nếu xem đường ruột là một vườn sinh thái, thì các vi khuẩn là một hệ vi sinh vật đa dạng sống cộng sinh với khoảng 500 – 1000 loài khác nhau. Trong điều kiện bình thường, hệ vi sinh đường ruột sẽ duy trì sự cân bằng ở tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại. Hay nói cách khác, đường ruột sẽ ở trạng thái ổn định, hệ thống tiêu hóa thức ăn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, mầm bệnh xâm nhập, các hại khuẩn sẽ gia tăng tỷ lệ và các lợi khuẩn bị chiếm chỗ. Lúc này, loạn khuẩn đường ruột xảy ra, dẫn đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa, rối loạn hệ khuẩn đường ruột chính là sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong cơ thể người (bao gồm dạ dày và ruột).
2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường ruột
Có phải bạn đang thắc mắc “những tác động xấu” mà tôi nói đến ở trên là gì? Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường ruột do đâu?
Bạn có biết, phần lớn nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường ruột là do… chính bạn. Vâng, bạn không nghe nhầm đâu. Bởi bạn là người kiểm soát mọi hành vi và thói quen để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể. Nếu một ngày, sự cân bằng ấy mất đi, hãy xem ngay bạn có vô tình mắc phải một trong những “nguy cơ” sau đây không!
Sử dụng kháng sinh kéo dài và không đúng chỉ định
Thông thường, việc sử dụng kháng sinh để điều trị một số bệnh viêm nhiễm sẽ được các bác sĩ chỉ định trong một thời gian nhất định. Nếu bạn lạm dụng vượt quá liều lượng quy định hoặc sử dụng khi không cần thiết dễ làm tăng khả năng đề kháng của vi khuẩn có hại. Điều này cũng vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt dần, ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng của hệ khuẩn. Lúc này, các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới sẽ xâm nhập, gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột…
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Loạn khuẩn đường ruột dễ xảy ra với chế độ ăn uống thiếu khoa học. Phải kể đến như ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn đồ ăn chế biến sẵn, dùng nhiều bia rượu, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, thức ăn không đảm bảo vệ sinh… Tất cả những điều ấy đều có ảnh hưởng ít nhiều đến hệ tiêu hóa của bạn. Khi được tạo điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn có hại bắt đầu xâm nhập và gây rối loạn đường ruột.
Căng thẳng kéo dài
Có thể bạn không biết rằng nếu để bản thân ở trong trạng thái căng thẳng quá lâu không chỉ làm ảnh hưởng đến thần kinh mà còn gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa. Một số biểu hiện thường gặp như là chán ăn, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng và vitamin. Khi cơ thể trở nên mệt mỏi và suy yếu thì các hại khuẩn sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ, từ đó dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
3. Các triệu chứng thường gặp
Trên đây là những nguyên nhân chủ quan và khách quan phổ biến dẫn đến loạn khuẩn đường ruột. Vậy những dấu hiệu và triệu chứng nào để nhận biết bạn đang gặp phải loạn khuẩn đường ruột? Chúng ta cùng phân tích 2 đối tượng cụ thể sau:
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em
Tình trạng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em sẽ xuất hiện các triệu chứng rất dễ nhận biết. Đó là khi trẻ đi ngoài phân lỏng có bọt nhiều ngày, phân sống, có thể lẫn chất nhầy hoặc một ít máu. Đo thân nhiệt trẻ sốt nhẹ kèm theo cảm giác đầy bụng, nôn trớ. Xuất hiện hội chứng lỵ do tụ cầu.
Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài không được điều trị sớm trẻ sẽ bị mất nước trầm trọng, rối loạn điện giải. Cơ thể trẻ kiệt sức mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, còi xương…
Loạn khuẩn đường ruột ở người lớn
Người lớn nếu có ít nhất 2 trong số các triệu chứng dưới đây sẽ được chẩn đoán bị loạn khuẩn đường ruột.
- Chướng bụng, đầy hơi, cảm giác bụng căng tức khó tiêu, bởi thức ăn bị giữ lại trong đường ruột nhưng không đủ men chuyển hóa thức ăn để tiêu hóa nên lượng thức ăn này bị ứ đọng, bị lên men và sinh ra khí.
- Rối loạn đại tiện với những lần tiêu chảy hoặc táo bón bất thường, phần lớn là tiêu chảy. Thông thường, người bị loạn khuẩn đường ruột sẽ phải đi 7 – 8 lần/ ngày, nặng thì 20 – 30 lần/ ngày. Cơ thể mất nước do đi ngoài phân lỏng. Phân có chất nhầy hoặc một ít máu.
- Cảm giác buồn nôn, nôn ói, đôi khi kèm với ợ hơi. Tình trạng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược.
Tham khảo: Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
4. Những ai có nguy cơ mắc phải căn bệnh này?
Phải khẳng định với bạn một lần nữa, loạn khuẩn đường ruột là bệnh phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải thường thấy nhất ở trẻ nhỏ bởi các cơ quan trong cơ thể trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hệ miễn dịch non yếu. Do vậy, hệ tiêu hóa rất dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Khi mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng ở trẻ cũng cao hơn nhiều so với người lớn.
Ngoài ra, với những người phải dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi… cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc phải loạn khuẩn đường ruột ở người lớn. Cuối cùng, người cao tuổi hệ miễn dịch suy yếu, thường xuyên đau bệnh với hệ tiêu hóa kém là đối tượng mắc loạn khuẩn đường ruột phổ biến.
5. Cách điều trị loạn khuẩn đường ruột
Loạn khuẩn đường ruột gây ảnh hưởng không hề nhẹ đến sức khỏe người bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh, hãy tìm phương pháp điều trị nhanh chóng để đảm bảo hệ tiêu hóa của bạn trở lại trạng thái cân bằng ổn định. Thông thường, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị loạn khuẩn đường ruột hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Việc cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng và năng lượng trong bữa ăn hằng ngày vô cùng quan trọng. Khi bị loạn khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa rất yếu nên bạn cần ưu tiên chọn các thực phẩm, dễ tiêu hóa như thịt heo nạc, thịt gà, rau củ quả nhiều chất xơ như bắp, giá đỗ, đậu phụ, táo, chuối, hồng xiêm… Tránh ăn đồ nhiều chất béo, dầu mỡ động vật, đồ ngọt, uống rượu bia… Quan trọng nhất, hãy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ gìn vệ sinh ăn uống để tránh tăng vi khuẩn có hại cho đường ruột.
Đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, nên tích cực cho trẻ bú sữa mẹ. Bạn cũng có thể chọn sữa không đường lactose (free lactose) cho bé. Đối với trẻ lớn, cần cho trẻ ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước.
Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn là giải pháp được các chuyên gia khuyến khích áp dụng cho bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột. Thông thường, bạn có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh (probiotic). Nấm men Saccharomyces boulardii… theo liều lượng của bác sĩ trong khoảng vài tuần để ổn định tình trạng bệnh. Đặc biệt, bổ sung nấm men Saccharomyces boulardii còn có tác động tích cực đến hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường hoạt động của men tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tối ưu những dưỡng chất từ thức ăn, cải thiện rối loạn tiêu hóa…
Tuy nhiên, nếu bạn thấy các dấu hiệu của loạn khuẩn đường ruột không thuyên giảm, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Tìm hiểu : Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
6. Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột như thế nào?
Để tránh những mệt mỏi không mong muốn do loạn khuẩn đường ruột gây ra. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bằng các cách phòng ngừa. Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng ổn định, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả. Bao gồm cả hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các thành phần độc hại, kìm hãm và vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
- Ăn chín uống sôi, chế biến an toàn. Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, khoa học.
- Rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn uống. Tránh để trẻ gặp phải đồ chơi trong lúc vui chơi.
- Không cho trẻ ăn dặm quá sớm mà nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Vệ sinh kỹ dụng cụ đựng thức ăn, bình sữa của trẻ.
- Chú ý pha sữa công thức theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, không dùng sữa để quá một giờ đồng hồ.
- Không tự ý dùng kháng sinh.
- Thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa nhiều lợi khuẩn cho cơ thể mỗi ngày.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về loạn khuẩn đường ruột. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để xử trí khi mắc phải căn bệnh này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất. Chúc bạn sức khỏe!
Nguồn:
What Causes Dysbiosis and How Is It Treated?
Ngày truy cập 25/12/2020
https://www.healthline.com/health/digestive-health/dysbiosis
Prebiotic là gì? Bổ sung ngay 14 loại thực phẩm chứa prebiotic dồi dào
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
Viêm ruột ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
Lưu ngay bí quyết 7 cách chữa đau bụng tại nhà
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
Người bị co thắt đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
Đau bụng quanh rốn ở trẻ có thể là dấu hiệu của vấn đề gì?
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
Ăn vào là đau bụng nguyên nhân đến từ đâu?
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
Trẻ bị đau bụng: Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, mẹ không nên xem nhẹ
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
Đau bụng khi mang thai: Mẹ bầu cần hiểu rõ để chăm sóc thai kỳ tốt hơn
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
11 cách giúp cải thiện hệ tiêu hóa tự nhiên tại nhà
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường
Đau bụng và buồn nôn có phải triệu chứng của loét dạ dày?
Nội Dung Bài Viết1. Rối loạn hệ khuẩn đường ruột là gì?2. Nguyên nhân gây ra chứng loạn khuẩn đường