Giải quyết nỗi lo táo bón sau sinh của mẹ bỉm sữa
Sau khi sinh, nhiều mẹ bỉm sữa lại đối mặt với vấn đề khác nhau như da bị rạn, vết sẹo trên vùng bụng hay giảm cân sau sinh, trong đó, trường hợp bị táo bón sau sinh cũng là vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ sau khi sinh.
Táo bón sau sinh có thể là một trải nghiệm không thoải mái đối với nhiều mẹ bỉm sữa, đặc biệt là trong khoảng thời gian cơ thể đang cố gắng phục hồi sau quá trình chuyển dạ và sinh nở. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về táo bón sau sinh để có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bản thân.
Táo bón sau sinh là do đâu?
Táo bón sau sinh là tình trạng thường gặp ở các chị, đặc biệt là những ai sinh mổ. Biểu hiện nặng ở giai đoạn sau khi sinh và có thể kéo dài suốt thời gian cho con bú. Nguyên nhân gây táo bón sau sinh do nhiều yếu tố kết hợp gây ra, dưới đây là một số lý do phổ biến.
1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu
Trong quá trình sinh nở, khi bạn rặn sinh hay lúc khâu tầng sinh môn, cơ sàn chậu hoặc cơ vòng hậu môn có thể bị tổn thương, làm việc đẩy phân ra ngoài gặp khó khăn, gây ra tình trạng táo bón.
2. Những thay đổi trong giấc ngủ
Thiếu ngủ và mệt mỏi là những điều thường gặp đối với những bà mẹ sau sinh, khi bạn thường xuyên thức đêm để cho con bú hoặc khi con khóc. Điều này không chỉ làm thay đổi thời gian ngủ của bạn, mà còn ảnh hưởng đến thói quen đi tiêu của bạn, dẫn đến bạn ít đi tiêu hơn bình thường. Bên cạnh đó, thiếu ngủ thường xuyên còn làm tăng quá trình sản xuất hormone cortisol – hormone căng thẳng, làm tăng tình trạng táo bón.
3. Ít vận động
Bạn có thể cảm thấy đau khi đi lại do vết mổ nên lười vận động, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn, gây ra tình trạng táo bón tạm thời. Ruột cũng giống như nhiều cơ quan khác là cơ nên cũng cần được vận động để khỏe hơn và hoạt động tốt hơn.
4. Sử dụng một số vitamin không phù hợp sau khi sinh
Sau sinh mẹ bầu luôn cần nhiều dưỡng chất để giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng, tiếp thêm năng lượng để chăm sóc con yêu. Tuy nhiên, một số chất bổ sung vitamin bao gồm các khoáng chất canxi và sắt, thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón. Một số thành phần được sử dụng để tạo thành viên nén vitamin, như lactose hoặc talc, cũng có thể gây táo bón.
5. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau
Đối với những chị em sau sinh mổ sẽ cần phải dùng một số loại thuốc để giúp vết khâu mau lành và hạn chế những cơn đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ mang đến tác dụng phụ đó là táo bón.
Cách trị táo bón sau sinh mổ mẹ bỉm sữa cần biết
Tuy táo bón là vấn đề mà bạn không thể giải quyết trong vài ngày nhưng bạn có thể hoàn toàn điều trị bằng những cách đơn giản tại nhà. Sau đây là những cách chữa táo bón sau sinh mổ hữu ích mà mẹ có thể tham khảo.
1. Chế độ ăn hợp lý
Một thực đơn giàu chất xơ có thể giúp bạn ngăn ngừa và giảm táo bón sau sinh. Những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả cần phải được thêm vào chế độ ăn của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bạn có thể thêm hai hoặc ba trái mận khô để thay thuốc nhuận tràng vì ngoài việc cung cấp nhiều chất xơ thì mận còn chứa sorbitol, một hợp chất có tác dụng nhuận tràng tự nhiên.
2. Uống nhiều nước
Đối với những bé bú sữa mẹ thì một phần lượng nước bạn cung cấp cho cơ thể sẽ đi đến đại tràng, để sử dụng sản xuất sữa. Nếu không có nước, đại tràng sẽ hút lượng nước từ chất thải của thức ăn, làm phân cứng hơn và khó di chuyển, gây tăng tình trạng táo bón. Theo Christy Dibble, giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tiêu hóa Phụ nữ ở Providence, sau khi sinh, phụ nữ nên uống từ 10 – 12 ly nước mỗi ngày để có thể cung cấp đủ nước cho cơ thể.
3. Vận động nhiều hơn
Đã có nhiều nghiên cứu từ các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa kết luận rằng hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng máu và oxy đến tất cả các cơ quan và giúp ruột hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể thử đấy xe hoặc đi bộ nhẹ trong lúc chăm sóc cho con để có thể giảm các triệu chứng của táo bón sau khi sinh.
4. Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Đôi khi, cảm giác sợ đau khi đi tiêu có thể làm bạn nhịn đi tiêu. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn, hãy cố gắng nhịn đau và đi tiêu mỗi khi có nhu cầu. Bạn cũng có thể thử phương pháp ngồi xổm trên bồn cầu hoặc nhấc chân lên để đầu gối cao hơn xương chậu, tư thế này sẽ làm giãn cơ hậu sản, giúp phân của bạn đi ra ngoài trơn tru hơn.
5. Thư giãn và nghỉ ngơi
Tuy việc chăm sóc con rất quan trọng nhưng chăm sóc bản thân mình lại càng quan trọng hơn. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè hỗ trợ chăm sóc em bé, trong khoảng thời gian ngắn, để có thể ngủ bù thời gian thức đêm chăm con. Bạn cũng có thể tranh thủ những lúc bé ngủ để thực hiện các bài tập nhẹ về thiền hoặc tắm nước ấm, điều này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng sau khi sinh.
Ngoài ra việc bổ sung nấm men vi sinh cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bỉm sữa.
Khi nào bạn nên đến khám bác sĩ?
Tuy táo bón sau khi sinh có thể điều trị tại nhà, nhưng bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu như có những biểu hiện dưới đây:
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Máu hoặc chất nhầy trong phân
- Chảy máu trực tràng quá mức
- Đau trực tràng dữ dội
- Đau bụng dữ dội
- Đau ở âm đạo, âm hộ hoặc đáy chậu
- Không đi tiêu hơn 3 ngày sau khi sinh
Nguồn tham khảo
1. Postpartum Constipation: Causes, Treatments, and More
Ngày truy cập: 25/12/2020
https://www.healthline.com/health/pregnancy/postpartum-constipation
2. Postpartum Constipation: Causes and Treatment
Ngày truy cập: 25/12/2020
https://www.verywellfamily.com/constipation-after-birth-284550
3. How to Relieve Postpartum Constipation
Ngày truy cập: 25/12/2020
https://www.parents.com/parenting/moms/healthy-mom/ways-to-relieve-mom-constipation/
Prebiotic là gì? Bổ sung ngay 14 loại thực phẩm chứa prebiotic dồi dào
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
Viêm ruột ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
Lưu ngay bí quyết 7 cách chữa đau bụng tại nhà
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
Người bị co thắt đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
Đau bụng quanh rốn ở trẻ có thể là dấu hiệu của vấn đề gì?
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
Ăn vào là đau bụng nguyên nhân đến từ đâu?
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
Trẻ bị đau bụng: Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, mẹ không nên xem nhẹ
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
Đau bụng khi mang thai: Mẹ bầu cần hiểu rõ để chăm sóc thai kỳ tốt hơn
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
11 cách giúp cải thiện hệ tiêu hóa tự nhiên tại nhà
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.
Đau bụng và buồn nôn có phải triệu chứng của loét dạ dày?
Nội Dung Bài ViếtTáo bón sau sinh là do đâu?1. Tổn thương cơ vòng hậu môn hoặc cơ sàn chậu2.